Sử dụng hóa chất trong việc xử lý mùi hôi chuồng trại nên hay không?
> Tin tức > Sử dụng hóa chất trong việc xử lý mùi hôi chuồng trại nên hay không?

Sử dụng hóa chất trong việc xử lý mùi hôi chuồng trại nên hay không?

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi nước ta thời gian qua luôn ở mức cao, trung bình từ 5-6%/năm. Sắp tới, ngành chăn nuôi nước ta đặt ra mục tiêu mới: Hướng tới chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn trước. Phần lớn các sản phẩm chăn nuôi hàng hóa đều sẽ được sản xuất theo mô hình trang trại và trong các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp với chất lượng tốt, độ an toàn cao đi đôi với các giải pháp môi trường an toàn và bền vững.

Thực tế, vấn đề môi trường đã nóng lên liên quan đến ngành chăn nuôi trong những năm gần đây. Dịch bệnh ghé thăm liên miên đặc biệt là dịch heo tai xanh hay dịch tả châu phi. Cộng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và nguồn nước do sự thiếu chuyên nghiệp từ các trại nuôi gây nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sự phát triển bền vững, an toàn trong ngành chăn nuôi.

Từ khảo sát thực tế cho thấy, để kiểm soát mùi hôi, ô nhiễm môi trường và kiểm soát dịch bệnh thì các trại nuôi đã và đang dùng chủ yếu là các loại hóa chất có tính sát khuẩn và oxi hóa mạnh. Vậy sử dụng hóa chất trong việc xử lý mùi hôi chuồng trại nên hay không?

Hóa chất được trại nuôi sử dụng tiêu độc, xử lý mùi và ô nhiễm hiện nay là những loại nào?

Có nhiều loại hóa chất được sử dụng hỗ trợ trong các trang trại chăn nuôi, dưới đây là 3 loại cơ bản nhất:

Thuốc tím : Được dùng phổ biến trong chăn nuôi. Có dạng kết tinh lăng trụ ánh kim loại, màu đen lục, dễ tan trong nước, nước pha có màu tím. Loại này có tính ăn mòn da, làm han gỉ kim loại, làm thủng vải, ăn mòn bề mặt vật liệu. Đây là loại hóa chất có tác dụng diệt khuẩn  mạnh, tẩy uế, tạo màng phủ ngăn cách. Hiện chúng được nhiều đơn vị khuyến nông tư vấn cho các trại nuôi sử dụng vì tính năng sát khuẩn mạnh, giá thành rẻ lại dễ mua.

Cách dùng của trại nuôi: Họ pha thuốc tím với nước với tỉ lệ không rõ ràng và phun trực tiếp lên nền chuồng hoặc nơi có chất thải nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, vi rút và các chủng vi khuẩn lây nhiễm bệnh khác. Mặt khác, chúng được dùng để sát trùng vết thương hay sưng viêm của vật nuôi.

Kết quả sau xử lý: bề mặt chuồng được tẩy uế, vi sinh vật gây bệnh được loại bỏ. Bề mặt chuồng nuôi và các bề mặt tiếp xúc thuốc tím bị ăn mòn mạnh, phải bảo trì định kỳ. Đặc biệt, phản ứng của vật nuôi khi dùng hoa chất có tính oxi hóa mạnh này là mắt đỏ, da bị đỏ, nhảy dựng không hợp tác. Người sử dụng phải bảo hộ để hóa chất không dính vào da, cơ thể mình.

  • Clorin B: Dạng bột, màu trắng hay hơi trắng ngà, có mùi của clo, dễ tan trong nước. Chúng thường được sử dụng trong trại nuôi để sát trùng, tiêu độc, diệt hầu hết các loại vi khuẩn hiếu khí, yếm khí, nấm mốc và siêu vi khuẩn. Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi, rửa bầu vú bò sữa,  khử trùng tay, khử trùng nước, tóc, lông,vải, quần, áo… Tiêu độc, tẩy uế chuồng trại thường xuyên hoặc những vùng xẩy ra ổ dịch các bệnh do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn gây nên. Tiêu hủy xác chết động vật, tiêu độc môi trường.
  • Cách dùng cho trại nuôi: Họ pha thuốc Clorin B với nước với tỉ lệ không rõ ràng và phun trực tiếp lên nền chuồng hoặc nơi có chất thải nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, vi rút và các chủng vi khuẩn lây nhiễm bệnh khác. Mặt khác, chúng được dùng để khử trùng toàn bộ người nào muốn ra vào trại, đề phòng dịch bệnh lây lan.
  • Kết quả sau xử lý: Mùi hôi có giảm đôi chút, khu vực chuồng trại được tiêu độc, ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút. Tuy nhiên, khi clorin B làm mắt heo đo lên, da cũng bị mẩn, bề mặt chuồng trại bị ăn mòn. Người dùng phải bảo hộ để đảm bảo Clorin B không dính vào người.
  • Vôi bột:  Có tính chất sát trùng mạnh, diệt các cầu khuẩn sinh mủ, các liên cầu khuẩn,  vi khuẩn E.coli, trực khuẩn đóng dấu lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn…Có tác dụng iêu độc chuồng trại.
  • Cách dùng cho trại nuôi: Rắc nền chuồng, đường đi, cống rãnh, cổng ra, vào chuồng chăn nuôi; rắc trên nền đất và trên đệm lót chuồng, chất độn chuồng(rắc trên đất trước khi đưa chất độn chuồng vào) với tỷ lệ trung bình 100 g/m2. Chuồng lợn: 150 – 200 g/m3; Chuồng trâu, bò: 100 – 150 g/m3; Chuồng gà: 20 – 25g/m3,  2 lần trong tuần.

Kiểm soát mùi hôi bằng phương pháp sinh học với Biofix SOC-S

Công nghệ sinh học tiên tiến ra đời giúp giải quyết vấn đề môi trường chăn nuôi một cách hiệu quả vừa bảo vệ sức khỏe con người và vật nuôi. Chế phẩm vi sinh xử lý mùi hôi Biofix SOC-S đang được tin dùng nhất hiện nay, sản phẩm đã có mặt tại các trại heo lớn nhất nước.

Với công thức hoạt tính sinh học, Biofix SOC-S khử mùi triệt để, bằng cách loại bỏ nguồn gốc hữu cơ (như nước tiểu, phân, thức ăn thừa,…) của tác nhân gây mùi. Sản phẩm kiểm soát mùi hôi bằng cơ chế 3 tầng tích hợp như sau:

1. Kiểm soát mùi

Cấp độ đầu tiên trong kiểm soát mùi là tinh dầu hương thơm mùi xả dễ chịu làm giảm ngay cường độ của mùi hôi. Tinh dầu có trong sản phẩm xử lý nhanh chóng mùi hôi dưới ngưỡng phát hiện mùi.

2. Giảm nồng độ

Tầng thứ hai, vi sinh vật phân giải hiếu khí sẽ xử lý các phần tử mùi đã và đang phát sinh ra do vi sinh kỵ khí có sẵn trong chât thải , làm giảm nồng độ mùi hôi dưới ngưỡng phát hiện được.

3. Loại bỏ gốc gây mùi

Tầng thứ ba, cũng là giai đoạn quan trọng nhất:  Các chủng vi sinh vật còn lại cạnh tranh và gây ức chế quá trình hoạt động của vi khuẩn kỵ khí  nhằm hỗ trợ quá trình phân giải chất hữu cơ và acid béo. Từ đó loại bỏ hoàn toàn nguồn gốc của mùi hôi.

Ngoài kiểm soát mùi hôi một cách toàn diện, sản phẩm chế phẩm sinh học Biofix SOC-S còn có tác dụng hỗ trợ làm sạch, cân bằng PH. Dung dịch trung tính có hoạt tính sinh học Biofix SOC-S sẽ làm sạch, làm mới và khử mùi bằng cách tiêu hóa nguồn gốc gây mùi.

Bên cạnh những công dụng trên, sản phẩm còn có những ưu điểm vượt trội như tỷ lệ sản phẩm pha với nước cao giúp bà con và các trang trại tối ưu chi phí và vẫn đảm bảo hiệu quả đồng thời kéo giảm ruồi và phát sinh ấu trùng ruồi.Ngoài vấn đề mùi hôi, các trang trại và nông trại còn gặp vấn đề về xử lý nước thải. Ở các trại chăn nuôi lớn sẽ có hệ thống xử lý nước thải chuyên dụng, riêng các hộ chăn nuôi nhỏ chỉ sử dụng bể biogas. Các bể xử lý sinh học luôn cần được duy trì yếu tố vi sinh, và men vi sinh hiếu khí Biofix 5C cho bể hiếu khí và men vi sinh kỵ khí BioFix 114 cho hầm biogas là công cụ hữu hiệu để tăng hiệu suất xử lý.

Vi sinh kị khí và hiếu khí xử lý mùi hôi chuồng trại

Việc sử kiểm soát mùi hôi bằng phương pháp sinh học không gây ra bất kì phản ứng nào từ vật nuôi. Vì là sản phẩm có nguồn gốc từ vi sinh nên rất lành tính với con người, môi trường và bề mặt chuồng trại.

Với tính năng nổi bật của phương pháp này, chế phẩm sinh học này thường được ưu tiên sử dụng khi tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi, nhằm không gây ảnh hưởng sức khỏe vật nuôi mà vẫn đảm bảo khử được mùi phía trong chuồng trại.

Với không gian bên ngoài chuồng, các chủ trại có thể kết hợp kiểm soát mùi hôi với các hóa chất như vôi bột hay clorin B hay thuốc tím để tiết kiệm thêm chi phí. Tuy nhiên với những trại có sử dụng hầm biogas, việc sử dụng hóa chất tác động đến chất thải là không nên. Các loại hóa chất trên sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi trong hầm và làm mất tác dụng của hầm biogas.

Quý khách hàng nếu có câu hỏi nào cần giải đáp hay yêu cầu nào, hãy liên hệ hotline 0902488179.